Từ hiện tượng sư minh tuệ, nhìn lại vấn đề tôn giáo tín ngưỡng của chúng ta

Avatar photoadmin 22/07/2024

Từ hiện tượng sư minh tuệ, nhìn lại vấn đề tôn giáo tín ngưỡng của chúng ta

 

Suốt những ngày qua, hiện tượng sư minh tuệ vẫn không hề giảm nhiệt,đâu đâu trên cõi mạng cũng là những thông tin, hình ảnh, câu chuyện liên quan sư minh tuệ. Vì sao ông lại trở nên nổi tiếng như vậy tại thời điểm này, trong bối cảnh xã hội phát sinh vô vàn biến đổi? có người nói rằng ông là Phật sống hiện thân, có người nói ông chính là Phật tái thế chấn hưng Phật Pháp, lại cũng có người cho rằng ông có một sứ mệnh vạch trần sự biến chất của tăng ni thời mạt pháp, sứ mệnh ấy một khi hoàn thành thì vai diễn của ông sẽ kết thúc, mọi thứ đều đã được an bài. Ở đây chúng ta không thể bàn luận tính đúng sai của các giả thiết nói trên, nhưng có một sự thật không thể chối cãi là thông qua hiện tượng sư minh tuệ, đã thức tỉnh nhiều người về những mặt đen tối của giáo hội phật giáo vn cũng như phật giáo trên toàn thế giới

Sư Minh tuệ không giảng pháp, không tranh biện với ai, không tố cáo ai nhưng lại khiến biết bao đại đức, thượng tọa, trụ trì đứng ngồi không yên, thậm chí là đăng đàn công kích:

Tại sao vậy? người ta nói giữa chân và giả, chỉ cần nhìn ra cái chân thì những thứ giả sẽ tự lộ ra. Từ trước tới nay, có biết bao nhà sư đăng đàn thuyết Pháp, trước hình ảnh người tu sĩ, chúng ta chỉ biết nghe và đôi lúc có thắc mắc, còn hiện nay chúng ta đã có hình ảnh sư minh tuệ để nhìn, để suy ngẫm và đối chiếu. Sư minh tuệ như tái hiện lại hình ảnh chân thật của một bậc hành giả, chiểu theo chân pháp của đức thích ca mâu ni, khiến nhiều người có tín tâm với Phật Pháp không khỏi kinh ngạc và tán thán.

Không vội bàn về pháp tu của sư minh tuệ và thân thế của ông. chúng ta hãy nhìn vào hiện trạng xã hội, tôn giáo sau sự xuất hiện của sư minh tuệ.

phật giáo ở vn ngày càng phát triển mạnh mẽ, thay vì tu hành là việc xa rời thế tục, tịnh tâm tu hành, thì hiện này nhiều tu sĩ đã đưa phật giáo tiến nhập vào trào lưu kinh tế xã hội mạnh mẽ, len lỏi vào nhiều hoạt động xã hội, mọi ngõ ngách từ thành thị tới nông thôn.

Có người nói, hiện giờ là chùa là sàn giao dịch, sư là nhà kinh tế, lại cũng có người nói các sư giờ là idol, nhà chùa là sàn diễn, Phật giáo hiện là giới giải trí với các sự kiện đầy sôi nổi. điều này cũng không phải không có căn cứ, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. rất nhiều chùa đưa âm nhạc vào chùa với lý do hoằng hóa giáo lý nhà phật:

Trong giới luật nhà Phật vốn có giới cấm ca hát và xem ca hát, cụ thể trong 8 giới bát quan trai giới và mười giới sa di đều có quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy thì chẳng phải tăng ni ca hát chính là phá giới sao?

Thậm chí gần đây, một vị sư hàn quốc còn nổi tiếng với việc remix chú đại bi và nhảy trên nền nhạc DJ, thu hút rất nhiều giới trẻ cùng nhau quẩy tưng bừng.

Điều này chẳng phải nói lên rằng, phật giáo hiện nay chỉ để giải trí sao? còn đâu sự thanh tịnh, còn đâu là giác ngộ? không chỉ là giải trí, mà còn là báng bổ Phật Pháp, pháp của Phật là để tu hành, để con người thoát khỏi xiềng xích của tham sân si, nhưng giờ đây lại khiến con người ta trở nên si cuồng hơn. Thậm chí, tăng ni trở thành các idol trong giới Phật tử, nhiều vị thầy có lượng fan hùng hậu không kém gì các nghệ sĩ nổi tiếng, fan của các thầy  khác nhau cũng có lời qua tiếng lại bảo vệ thầy mình chê bai thầy kia không khác gì cái showbiz.

Bên cạnh đó là hiện tượng diễn giảng xuyên tạc Pháp sai lệch có mục đích. Chẳng hạn như gần đây, người ta chia sẻ với nhau những trích đoạn giảng pháp đầy đáng sợ của một vị sư nổi tiếng bậc nhất vn:

Đối với phép “thỉnh linh thức” này của sư Thích Trúc Thái Minh, Facebook Liên Hương Lêna có nhận xét như sau:

“Chưa từng có trong lịch sử, loại tỳ kheo ma quái phá linh thức thai nhi như Thích Trúc Thái Minh, thực hành tà thuật ngoại đạo, tuyên truyền phá thai tại chùa, gián tiếp cổ xuý tình dục vô trách nhiệm, biến nơi thờ Phật thành trung tâm phá thai. Tại sao một kẻ đồi bại như thế này vẫn tồn tại trong GHPGVN?”

quả thật là đáng sợ. Chùa chiền không biết từ khi nào trở thành nơi gieo rắc nỗi sợ hãi, lợi dụng luật nhân quả để diễn giảng xuyên tạc giáo lý của phật thích ca, lấy tiền từ phật tử, tuyên truyền mê tín dị đoan:

Không những thế, hình thức cúng dường cũng bị xuyên tạc trục lợi triệt để.

Dường như sự tu hành của tăng ni được đánh giá qua độ giàu nghèo của chùa.

Thậm chí còn có sư cô vừa nói vừa cười chê bai lòng thành nhỏ bé của phật tử.

Lẽ nào Phật lại đi mặc cả đồ cúng dường? Phật đòi con người phải cúng đồ ngon, đồ đắt tiền, hay cúng nhiều tiền, thậm chí cúng nhà cho Phật ư? hay là ngụ ý của các sư là muốn đòi đồ cúng sang hơn, có giá trị hơn? Những lời lẽ tà ngộ như vậy tại sao vẫn khiến cả trăm ngàn thậm chí cả triệu tín đồ im lặng nghe theo?

Cúng dường theo tinh thần Phật giáo là hành vi thể hiện sự tín tâm và kính trọng của con người đối với bậc tu hành, đồng thời  thông qua những vật phẩm cúng dường mà tu sĩ có thể duy trì sự sống tiếp tục kiếp tu hành của mình,

Đức phật từng nói “mỗi hạt cơm cúng dường nặng như núi Tu Di”. vậy thì những vị tu hành kia, nhận biết bao đồ cúng dường, đâu chỉ là cơm, mà là tiền, là nhà, là xe, máy tính, điện thoại, vv thế thì phải gánh biết bao nhiêu núi tu di đây?

 

Phật chỉ nhìn tâm, đâu có nhìn nải chuối hay tiền cúng dường nhiều ít bao nhiêu. Phật đâu có thân người hữu hình ở đây mà cần nhà cửa tiền bạc, Phật là độ nhân, độ người có tâm muốn tu hành, càng không phải để tới ban tài lộc cho con người. Phật bảo hộ cũng là bảo hộ cho người tu hành chân chính, khiến họ trong thực tu mà ngộ đạo, đắc được quả vị, thoát khỏi luân hồi. Chứ đâu phải ở thế gian quản sự đời.

Nói tới đây cũng không thể trách riêng giới tu hành, xã hội có cung thì có cầu, cũng bởi có quá nhiều người trong tâm tìm Phật chỉ để cầu xin, xin những gì? xin phát tài, xin tình duyên, xin xóa tội cầu an…. nếu xin phát tài thì tìm thần tài, xin tình duyên thì tìm ông tơ bà nguyệt, tội lỗi con người gây thì phải tự trả. Lẽ nào lại có ông Phật bất công tới thế, chỉ cần đút lót thì sẽ xóa tội, ban phúc lộc? nếu có ông Phật như vậy thì đó là ma, chứ nào phải Phật.

Phật pháp của thích ca mâu ni lấy giới luật làm thầy, nhưng ngày nay người ta lại không coi trọng giới luật, tự ý sửa đổi. Thậm chí còn có người công khai phá giới luật cơ bản nhất trong 5 giới là sát sinh:

Phật giáo giảng từ bi, cấm sát sinh, thương yêu hết thảy chúng sinh từ nhành cây ngọn cỏ, nhưng sư thầy laị đi tuyên truyền ăn giun đất, chữa bách bệnh với ý đồ kinh doanh loại sản phẩm này. Thậm chí các tín đồ của ông còn tích cực lan tỏa loại phương thức chữa bệnh phi khoa học này, trong đó có cả nghệ sĩ nổi tiếng cũng tham gia PR cho loại sản phẩm có phần kinh dị như thế.

Người ta thường giảng ăn chay tu phật, nhưng lẽ nào lại có loại ăn chay với giun đất, không chỉ là ăn giun đất mà là nuốt sống giun đất.

Đáng nói là, vị thầy đáng kính này không đơn giản chỉ là một tu sĩ bình thường, mà là một tu sĩ có học hàm tiến sĩ, là tiến sĩ luật cơ đấy. Chúng ta tự hỏi, tại sao tu sĩ phật giáo lại không nghiên cứu giới luật Phật giáo, tu trì giới luật để tu hành? đó mới là con đường mà họ chọn mà, sao lại đi học cái luật của người đời? Nó giúp gì cho sự giải thoát sinh tử luân hồi? hay chỉ là để tô vẽ cho cái hình tượng người tu sĩ tại thế tục nó hào nhoáng hơn mà hấp dẫn tín đồ?

Khi đức phật còn tại thế, chỉ có một vị thầy là ngài, tăng chúng được gọi là tỳ kheo. Sau khi ngài nhập niết bàn, ngài dạy tăng chúng lấy giới luật làm thầy. Nhưng ngày nay, ai cũng là thầy, dường như chỉ cần khoác màu áo tu lên thì sẽ thành thầy tu.

Chẳng thế mà trong kinh Pháp diệt tận từng tiên tri rằng,  sau khi trải qua năm cái 500 năm,  sau 2.500 năm, cũng chính là thời điểm hiện tại, khi mà các tăng nhân trong Pháp của Ngài, tuy cạo râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những ‘Tì Kheo giả’”.

Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này là “Ngũ trược ác thế”, “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miếu tu hành, phá hoại pháp của Ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau. Họ không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu, tăng nhân nam nữ chung sống cùng nhau, không e ngại gì về giới luật.

Có thể nói những loạn tượng hiện nay trong phật giáo nhiều không kể xiết, chính là ứng với những gì được giảng trong kinh Pháp diệt tận, quý khán thính giả có thể tham khảo tìm đọc.

Nguyên nhân vì sao?

Quay trở lại với những hiện tượng trọng phật giáo hiện nay, những sự việc, những ngôn hành thiếu chuẩn mực của nhiều vị sư tại sao phải tới khi có sự xuất hiện của sư minh tuệ mới được phơi bày một cách rầm rộ? Trong khi đó, thượng tọa thích chân quang đã thuyết pháp khoảng 40 năm, những vị sư idol đều có thâm niên trong việc rao giảng kinh phật. Thế nhưng những video đang được chia sẻ rộng rãi hiện nay, lột trần sự phá hoại và bại hoại của họ rất nhiều là được cắt từ các buổi giảng xưa cũ.

Có lập luận cho rằng, chính bởi cái văn hóa thần tượng quá khích cực đoan, đu idol bất chấp của xã hội hiện đại đã khiến nhiều người mù quáng không còn phân biệt được đúng sai. U mê suốt bao năm theo các thần tượng tôn giáo. Phải tới khi một vị sư chân chất, thực hành đúng giáo lý của Phật thích ca mâu ni mới khiến người ta nhìn nhận lại, đối chiếu so sánh với sự ngỡ ngàng.

Thực ra thần tượng ai đó không hề sai, trong xh vẫn luôn có những anh hùng làm mô phạm cho con người noi theo, nhưng hãy tỉnh táo để nhìn nhận mọi khía cạnh của một vấn đề. Hơn nữa đứng trước một tấm gương là để phản chiếu chính mình, từ đó chỉnh trang lại bản thân, chứ không phải là tìm cách biến thành tấm gương đó. tấm gương là họ, hình ảnh phản chiếu kia mới là chính mình. Đây có lẽ còn phản ánh chính niệm yếu ớt của con người ngày nay, nên dễ dàng bị chăn dắt hoặc cũng có thể bởi Con người hiện nay đa phần lười tư duy, ngại phân tích khi đứng trước một vấn đề. Hễ thấy ai có nhiều fan thì theo, thấy ai nói hay cho mình nghe, thì mình theo. lấy cái của người làm cái của mình cho nhanh. Việc này gây ra rất nhiều hệ lụy, ngay cả với việc quá thần tượng những người thực sự chân chính cũng không hẳn là tốt.

Ngay như những người yêu mến sư minh tuệ, có rất nhiều người quá khích không ngừng tung hô, tuyên truyền về sư trên khắp cõi mạng. Điều này vô tình khiến cho sư mất đi hoàn cảnh tu hành của mình. Nếu như không có những đoàn người bám theo thầy suốt ngày đêm, không có lượng fan hùng hậu mở ra trên khắp diễn đàn, nhóm chat, fanpage, thì có lẽ bây giờ sư vẫn còn an lạc tiếp tục hành trình vân du của mình. Và có lẽ giờ này trên đường phố vẫn còn hình bóng một tu sĩ với nụ cười hiền từ, đang đi khắp nẻo hóa duyên, lẳng lặng thực hành pháp tu của mình. Gia đình của sư cũng không bị khuấy động ảnh hưởng nhiều đến vậy. Thử hỏi sư có muốn trở thành người nổi tiếng không? Chắc chắn là không rồi. Có người bảo hiện tượng này chẳng phải lan tỏa rất nhiều điều tốt, đúng vậy, nhưng cũng có rất nhiều điều tiêu cực không mong muốn đã xảy ra.

Xã hội này luôn vận hành như thế, có tốt thì có xấu. Nào là lợi dụng để gây chia rẽ tôn giáo, kích động chính trị, …. thậm chí rất nhiều người còn mang sư minh tuệ ra để kinh doanh

Những điều này vô tình đầy sư vào cục diện khó, khiến chính quyền can thiệp, cưỡng chế sư dừng bộ hành.

Tất những sự việc này liệu có phải là ngẫu nhiên hay là có thông điệp gì?

Trước bối cảnh vô cùng nhạy cảm hiện tại, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đủ loại vấn đề xã hội phát sinh. Mong rằng mỗi chúng ta đều có thể bình tâm suy ngẫm theo cách của riêng mình, không cần chạy theo ai hay bắt chước ai.

Đạo nào cũng được, tín ngưỡng nào cũng đáng kính, mọi tôn giáo đều đề cao cái thiện, Không phải khi ái mộ ai đó, mà chúng ta đang tu pháp này, chạy qua tu pháp kia, hoặc trộn lẫn tôn giáo này với tôn giáo kia. Tấm gương về sự tu tập của sư minh tuệ nên là nguồn cảm hứng, động lực để những người có tín ngưỡng tôn giáo không ngừng nỗ lực thực hành pháp tu trong môn, trong tôn giáo của mình, giúp chúng ta nhìn lại bản thân, xem xem cái tâm tu theo chúa, theo thần, theo phật của chúng ta đã đủ mạnh mẽ chưa? Đủ kiên tín chưa? để từ đó không ngừng nỗ lực, trở thành phiên bản trọn đạo của chính mình.

Cả những người không có tôn giáo cũng vậy, nhìn vào hình ảnh chất phác, giản dị của sư minh tuệ, mà xem nhẹ những danh lợi tình, tham sân si của bản thân, sống một cuộc đời nhẹ nhàng an lạc.

những chia sẻ của chúng tôi đến đây là kết thúc, hẹn gặp lại vào những chia sẻ tiếp theo.

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận